Phần 6: Thực hành nhịp căn bản, bài hát Trường Làng Tôi
Đây là một bài hát với giai điệu rất hay, vui tươi trong sáng của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Bài hát gợi nhớ đến những kỷ niệm tuổi thơ, về mái trường, về hình ảnh nông thôn Việt Nam êm đềm với khoảng sân vuông, bờ đê, tiếng chim ca ríu rít.Phân tích bản nhạc:
Bản nhạc soạn theo nhịp 3/4. Tức là, trong mỗi ô nhịp (giới hạn bởi 2 đường gạch đứng), ta nhịp chân 3 lần. Khoảng cách giữa 2 lần nhịp chân có giá trị 1 nốt đen. Để rõ hơn về nhịp, xin ôn lại ở Phần 4.
Trước khóa son có 2 dấu thăng, nằm ở các nốt Fa (F) và Đố (C). Điều này có nghĩa, mọi nốt Fa và nốt Đố có trong bản nhạc được nâng lên nửa cung, tức là, trên cần đàn bạn chơi nốt đó cao hơn 1 ngăn so với vị trí nguyên thủy của nó. Ôn lại vị trí các nốt nhạc ở Phần 3.
Về trường độ, bản nhạc này có 3 loại nốt:
- nốt đen: giá trị bằng khoảng cách giữa 2 lần nhịp chân.
- nốt trắng: bằng 2 lần nốt đen.
- nốt trắng chấm (trắng và có dấu chấm ngay cạnh ): bằng 1.5 nốt trắng, tức là bằng 3 lần nốt đen.
Bản nhạc còn có các dấu lặng đen, ví dụ sau chữ "vây quanh". Ý nghĩa dấu lặng là ... im lặng, tức chúng ta "nghỉ" 1 khoảng thời gian, bằng với trường độ dấu lặng. Dấu lặng đen có trường độ bằng 1 nốt đen.
Áp dụng vào bài, kết hợp nhịp chân:
Đầu tiên bạn khoan hãy chơi đàn, đơn giản là nhịp chân đều đều, giống như đang nghe nhạc.
OK, let's start!. Chơi nốt "Trường" ngay khi chân dậm xuống đất. Vì nốt này là nốt trắng nên kéo dài 2 lần nhịp chân. Do đó, lần nhịp chân kế tiếp, bạn vẫn giữ nốt này ngân ra, không chơi nốt nào khác cả. Đến lần nhịp thứ 2 sau khi chơi nốt này (tức 2 lần nốt đen), chơi tiếp "làng". Ngay lần nhịp kế tiếp lại chơi chữ "tôi", vì "làng" chỉ có giá trị 1 nốt đen.
Diễn tả nôm na nó như sau:
<dậm>---------<dậm> <dậm> ------<dậm> <dậm> <dậm> <dậm> <dậm>
TRƯỜNG <dậm> LÀNG ---TÔI <dậm> . CÂY --XANH ---LÁ ---VÂY --QUANH. <dậm>
Bản nhạc này là một bài tập căn bản rất tốt để các bạn làm quen với việc đập nhịp. Hy vọng các bạn sẽ thích bản nhạc này.
Biên soạn: Lê Trường Vĩnh Phú
Không có nhận xét nào: