Phần 2: Bắt đầu tập đàn
A. Lên dây đàn
Ngắn gọn là: đầu tiên phải lên dây đàn cho đúng. Lên dây tức là thông qua việc chỉnh bộ khóa (xem Phần 1) làm cho các dây đàn căng đến độ chuẩn sao cho tần số âm thanh phát ra đạt đúng các nốt quy định.
Xin nói sơ qua về nốt nhạc, có 6 nốt cơ bản:
Đồ Rê Mi Pha Sol La Si (cách gọi thông dụng ở Việt Nam)
C D E F G A B (cách gọi phương Tây, thường được ký âm trong các bản nhạc)
Để dễ nhớ lúc ban đầu, có một số mẹo như: A là La, F là Pha… các nốt khác thì suy ra từ 2 nốt này. Sau khi tập được 1 thời gian tự khắc chúng ta nhớ "mặt chữ" dễ dàng.
Các nốt dây đàn guitar khi đánh dây buông (tức không bấm phím nào), theo thứ tự từ dây số 6 đến dây số 1 (hay từ dây to nhất đến dây nhỏ nhất), là:
Mi La Rê Sol Si Mi
Mục đích ở đây là lên dây đàn cho chuẩn đúng 6 nốt này.
Các phương pháp lên dây đàn:
1. Dùng guitar tuner:
Guitar tuner là thiết bị điện tử nhận âm thanh từ tiếng đàn, sau đó hiển thị tần số (hay tên nốt) tương ứng với âm thanh đầu vào, dĩ nhiên đạt được độ chính xác cao.
2. Thủ công (cảm nhận bằng tai)
Trên guitar, cùng một nốt ta có thể chơi ở nhiều vị trí khác nhau trên các dây khác nhau. Dựa vào điều này, người ta áp dụng nguyên tắc so chuẩn TƯƠNG ĐỐI các dây đàn với nhau.
- Nốt bấm trên ngăn số 5 của dây số 6 (dây to nhất) = nốt chơi dây số 5 buông (không bấm), ở đây là nốt La.
Tương tự:
+ ngăn 5 dây 5 = dây 4 buông (nốt Rê)
+ ngăn 5 dây 4 = dây 3 buông (nốt Sol)
+ ngăn 5 dây 2 = dây 1 buông (nốt Mi).
NGOẠI LỆ duy nhất là: ngăn 4 dây 3 = dây 2 buông (nốt Si).
Có thể suy luận thêm: ngăn 10 dây 6 = dây 4 buông (nốt Rê), ngăn 9 dây 3 = dây 1 buông (nốt Mi)... Tất cả đều hỗ trợ chúng ta trong việc căng chuẩn TƯƠNG ĐỐI các dây đàn với nhau.
Tại sao chỉ là TƯƠNG ĐỐI? Vì trường hợp thực tế có thể xảy ra là, tất cả các dây đàn đều thấp hơn hoặc đều cao hơn cao độ chuẩn 1 quãng âm bằng nhau. Khi đó, ta vẫn nghe tiếng đàn các dây hài hòa với nhau, nhưng thực tế là cao độ không chuẩn.
Làm thế nào để đạt được TUYỆT ĐỐI? Thông thường người ta so 1 nốt của 1 dây đàn guitar với một nốt của thiết bị khác (đã được căng chuẩn), như Piano, hoặc 1 dụng cụ gọi là thanh La mẫu (nốt La).
Độ chính xác của phương pháp thủ công phụ thuộc nhiều vào tai nghe của người chơi đàn.
3. Dùng phần mềm máy tính
Cách này tương tự như dùng digital tuner. Điềm khác biệt là ta đánh tiếng đàn cho qua 1 micro, truyền thẳng vào máy tính, rồi chỉnh dây đàn dưới sự hỗ trợ của 1 số phần mềm. Ví dụ: chức năng Tuner trong Guitar Pro (Guitar Pro là phần mềm có bản quyền), hoặc phần mềm AP guitar tuner....
Trong tầm hiểu biết của mình, người viết khuyến khích dùng AP Guitar Tuner. Phần mềm này nhỏ gọn, miễn phí, dễ dùng, có thể download tại: Tại Đây
Hình 1 là giao diện của AP guitar tuner. Lưu ý cột bên tay phải là 6 nốt cùa dây đàn, dây số 6 ở dưới cùng (E2), dây 1 ở trên cùng (E4). Khi ta đánh 1 dây đàn, âm thanh được thu vào mic và AP guitar tuner cho ta biết nốt đó gần với nốt nào, chênh lệch bao nhiêu phần trăm tần số. Trên hình là ví dụ đánh dây số 6, và dây đàn hiện tại cao hơn tần số chuẩn khoảng 4.1%. Theo nhận xét chủ quan, khi lên dây sai số +- 5% đã là khá tốt.
B. Thế ngồi và cách cầm đàn
Tư thể lý tưởng và luôn được khuyến khích khi chơi guitar cổ điển được thể hiện như trong hình 2(trích sách Carulli). Các huynh đệ có thể tìm đọc thêm chi tiết về thế ngồi chuẩn trong nhiều tài liệu, nhưng tựu trung mục tiêu chính của 1 thế ngồi tốt là:
- Giữ đàn vững. Khi tay trái và tay phải di chuyển để chơi đàn thì đàn vẫn được giữ vững bởi 2 đùi và phần gần ngực.
- Lưng thẳng (nhưng tự nhiên, không gò bó, ưỡn hoặc cong người quá mức), 2 tay thư giãn, tự nhiên.
- Chân phải thường dùng để đập nhịp nhẹ nhàng.
Tuy nhiên trong một số tài liệu người ta cũng lưu ý là có nhiều tay guitar vĩ đại nhưng có những thế ngồi “lạ” và “không hoàn toàn chuẩn mực”, cốt là họ đạt được sự thoải mái và thuận tiện nhất khi chơi đàn với tư thế ấy.
C. Làm quen với cây đàn
Chúng ta sẽ bắt đầu tạo ra những âm thanh đầu tiên, với một bài tập tạm gọi là “khởi động”.
Bài tập này tóm tắt như sau:
Bước 1: ôm đàn vững (như trong hình 1).
Bước 2: dùng ngón trỏ tay trái bấm ngăn 1 của dây số 1 (dây nhỏ nhất, trong hình là dây dưới cùng). Dùng ngón trỏ tay phải đánh dây số một.
Bước 3: dùng ngón giữa tay trái bấm ngăn 2 của dây số 1. Lưu ý ta thả ngón trỏ (ở bước 2) ra. Trong bài tập này mỗi lần ta chỉ dùng 1 ngón tay trái bấm 1 nốt. Dùng ngón giữa tay phải đánh dây số một.
Bước 4: dùng ngón áp úp tay trái bấm ngăn 3 của dây số 1. Dùng ngón trỏ tay phải đánh.
Bước 5: dùng ngón út tay trái bấm ngăn 4 dây 1. Dùng ngón giữa tay phải đánh.
Sau đó, lặp lại từ bước 2 -> bước 5, nhưng bắt đầu từ ngăn 2 của dây số 1 (nói nôm na là ta “bò” lên cao hơn 1 ngăn so với lúc đầu ), rồi tiếp tục di chuyển lên ngăn 3, ngăn 4… một cách liên tục.
Video minh họa
Mục tiêu của bài tập này:
1. Giúp tay trái làm quen cảm giác bấm dây đàn, sao cho chắc và tiếng không bị tẹt, bằng cả 4 ngón tay.
2. Giúp ngón trỏ và ngón giữa tay phải làm quen cảm giác gảy dây đàn, luân phiên nhau trên cùng 1 dây.
3. Ở phần tiếp theo khi chúng ta là quen về nhịp, bài tập này sẽ kết hợp việc nhịp chân theo nốt đơn, nốt kép…
4. Bài tập này có thể được chơi đi chơi lại lâu dài, như 1 bài khởi động, và ta sẽ chạy ngón lần lượt trên cả 6 dây (với các dây bass ta dùng ngón cái để gảy), giống như trước khi thi đấu thể thao ta thường phải khởi động vậy.
Thân ái.
Biên soạn: Lê Trường Vĩnh Phú
Ngắn gọn là: đầu tiên phải lên dây đàn cho đúng. Lên dây tức là thông qua việc chỉnh bộ khóa (xem Phần 1) làm cho các dây đàn căng đến độ chuẩn sao cho tần số âm thanh phát ra đạt đúng các nốt quy định.
Xin nói sơ qua về nốt nhạc, có 6 nốt cơ bản:
Đồ Rê Mi Pha Sol La Si (cách gọi thông dụng ở Việt Nam)
C D E F G A B (cách gọi phương Tây, thường được ký âm trong các bản nhạc)
Để dễ nhớ lúc ban đầu, có một số mẹo như: A là La, F là Pha… các nốt khác thì suy ra từ 2 nốt này. Sau khi tập được 1 thời gian tự khắc chúng ta nhớ "mặt chữ" dễ dàng.
Các nốt dây đàn guitar khi đánh dây buông (tức không bấm phím nào), theo thứ tự từ dây số 6 đến dây số 1 (hay từ dây to nhất đến dây nhỏ nhất), là:
Mi La Rê Sol Si Mi
Mục đích ở đây là lên dây đàn cho chuẩn đúng 6 nốt này.
Các phương pháp lên dây đàn:
1. Dùng guitar tuner:
Guitar tuner là thiết bị điện tử nhận âm thanh từ tiếng đàn, sau đó hiển thị tần số (hay tên nốt) tương ứng với âm thanh đầu vào, dĩ nhiên đạt được độ chính xác cao.
2. Thủ công (cảm nhận bằng tai)
Trên guitar, cùng một nốt ta có thể chơi ở nhiều vị trí khác nhau trên các dây khác nhau. Dựa vào điều này, người ta áp dụng nguyên tắc so chuẩn TƯƠNG ĐỐI các dây đàn với nhau.
- Nốt bấm trên ngăn số 5 của dây số 6 (dây to nhất) = nốt chơi dây số 5 buông (không bấm), ở đây là nốt La.
Tương tự:
+ ngăn 5 dây 5 = dây 4 buông (nốt Rê)
+ ngăn 5 dây 4 = dây 3 buông (nốt Sol)
+ ngăn 5 dây 2 = dây 1 buông (nốt Mi).
NGOẠI LỆ duy nhất là: ngăn 4 dây 3 = dây 2 buông (nốt Si).
Có thể suy luận thêm: ngăn 10 dây 6 = dây 4 buông (nốt Rê), ngăn 9 dây 3 = dây 1 buông (nốt Mi)... Tất cả đều hỗ trợ chúng ta trong việc căng chuẩn TƯƠNG ĐỐI các dây đàn với nhau.
Tại sao chỉ là TƯƠNG ĐỐI? Vì trường hợp thực tế có thể xảy ra là, tất cả các dây đàn đều thấp hơn hoặc đều cao hơn cao độ chuẩn 1 quãng âm bằng nhau. Khi đó, ta vẫn nghe tiếng đàn các dây hài hòa với nhau, nhưng thực tế là cao độ không chuẩn.
Làm thế nào để đạt được TUYỆT ĐỐI? Thông thường người ta so 1 nốt của 1 dây đàn guitar với một nốt của thiết bị khác (đã được căng chuẩn), như Piano, hoặc 1 dụng cụ gọi là thanh La mẫu (nốt La).
Độ chính xác của phương pháp thủ công phụ thuộc nhiều vào tai nghe của người chơi đàn.
3. Dùng phần mềm máy tính
Cách này tương tự như dùng digital tuner. Điềm khác biệt là ta đánh tiếng đàn cho qua 1 micro, truyền thẳng vào máy tính, rồi chỉnh dây đàn dưới sự hỗ trợ của 1 số phần mềm. Ví dụ: chức năng Tuner trong Guitar Pro (Guitar Pro là phần mềm có bản quyền), hoặc phần mềm AP guitar tuner....
Trong tầm hiểu biết của mình, người viết khuyến khích dùng AP Guitar Tuner. Phần mềm này nhỏ gọn, miễn phí, dễ dùng, có thể download tại: Tại Đây
Hình 1: AP guitar tuner |
Hình 1 là giao diện của AP guitar tuner. Lưu ý cột bên tay phải là 6 nốt cùa dây đàn, dây số 6 ở dưới cùng (E2), dây 1 ở trên cùng (E4). Khi ta đánh 1 dây đàn, âm thanh được thu vào mic và AP guitar tuner cho ta biết nốt đó gần với nốt nào, chênh lệch bao nhiêu phần trăm tần số. Trên hình là ví dụ đánh dây số 6, và dây đàn hiện tại cao hơn tần số chuẩn khoảng 4.1%. Theo nhận xét chủ quan, khi lên dây sai số +- 5% đã là khá tốt.
B. Thế ngồi và cách cầm đàn
Tư thể lý tưởng và luôn được khuyến khích khi chơi guitar cổ điển được thể hiện như trong hình 2(trích sách Carulli). Các huynh đệ có thể tìm đọc thêm chi tiết về thế ngồi chuẩn trong nhiều tài liệu, nhưng tựu trung mục tiêu chính của 1 thế ngồi tốt là:
- Giữ đàn vững. Khi tay trái và tay phải di chuyển để chơi đàn thì đàn vẫn được giữ vững bởi 2 đùi và phần gần ngực.
- Lưng thẳng (nhưng tự nhiên, không gò bó, ưỡn hoặc cong người quá mức), 2 tay thư giãn, tự nhiên.
- Chân phải thường dùng để đập nhịp nhẹ nhàng.
Tuy nhiên trong một số tài liệu người ta cũng lưu ý là có nhiều tay guitar vĩ đại nhưng có những thế ngồi “lạ” và “không hoàn toàn chuẩn mực”, cốt là họ đạt được sự thoải mái và thuận tiện nhất khi chơi đàn với tư thế ấy.
C. Làm quen với cây đàn
Chúng ta sẽ bắt đầu tạo ra những âm thanh đầu tiên, với một bài tập tạm gọi là “khởi động”.
Bài tập này tóm tắt như sau:
Bước 1: ôm đàn vững (như trong hình 1).
Bước 2: dùng ngón trỏ tay trái bấm ngăn 1 của dây số 1 (dây nhỏ nhất, trong hình là dây dưới cùng). Dùng ngón trỏ tay phải đánh dây số một.
Bước 3: dùng ngón giữa tay trái bấm ngăn 2 của dây số 1. Lưu ý ta thả ngón trỏ (ở bước 2) ra. Trong bài tập này mỗi lần ta chỉ dùng 1 ngón tay trái bấm 1 nốt. Dùng ngón giữa tay phải đánh dây số một.
Bước 4: dùng ngón áp úp tay trái bấm ngăn 3 của dây số 1. Dùng ngón trỏ tay phải đánh.
Bước 5: dùng ngón út tay trái bấm ngăn 4 dây 1. Dùng ngón giữa tay phải đánh.
Sau đó, lặp lại từ bước 2 -> bước 5, nhưng bắt đầu từ ngăn 2 của dây số 1 (nói nôm na là ta “bò” lên cao hơn 1 ngăn so với lúc đầu ), rồi tiếp tục di chuyển lên ngăn 3, ngăn 4… một cách liên tục.
Video minh họa
Mục tiêu của bài tập này:
1. Giúp tay trái làm quen cảm giác bấm dây đàn, sao cho chắc và tiếng không bị tẹt, bằng cả 4 ngón tay.
2. Giúp ngón trỏ và ngón giữa tay phải làm quen cảm giác gảy dây đàn, luân phiên nhau trên cùng 1 dây.
3. Ở phần tiếp theo khi chúng ta là quen về nhịp, bài tập này sẽ kết hợp việc nhịp chân theo nốt đơn, nốt kép…
4. Bài tập này có thể được chơi đi chơi lại lâu dài, như 1 bài khởi động, và ta sẽ chạy ngón lần lượt trên cả 6 dây (với các dây bass ta dùng ngón cái để gảy), giống như trước khi thi đấu thể thao ta thường phải khởi động vậy.
Thân ái.
Biên soạn: Lê Trường Vĩnh Phú
Không có nhận xét nào: